Tổng Hợp Kỹ Năng Lái Xe An Toàn Và Xử Lý Tốt Trong Mọi Tình Huống 

Một Chữ TÍN – Vạn Niềm Tin

Theo số liệu thống kê, mỗi ngày nước ta có hàng trăm ca tai nạn giao thông xảy ra, trong số đó có hàng chục ca tử vong thương tâm. Chính vì thế việc trang bị những kỹ năng lái xe an toàn là điều hết sức cần thiết để bảo vệ chính bản thân mình và những người cùng tham gia thông khác. Trong bài viết này, Wintech Film sẽ chia sẻ tới các bạn một số kỹ năng lái xe an toàn để xử lý chuẩn và nhanh mọi tình huống. 

Hãy nghiêm túc tham gia các lớp đào tạo kỹ năng lái xe an toàn 

Bất kể bạn muốn tham gia giao thông bằng phương tiện gì, xe máy hay ô tô đều cần nghiêm túc tham gia các lớp đào tạo kỹ năng lái xe an toàn dành cho phương tiện của mình. Ở mỗi tỉnh đều có các trung tâm sát hạch lái xe hoặc tại các xã, huyện, phường đều thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo lái xe theo định kỳ, bạn hãy tích cực tham gia các khóa đào tạo này, vừa trang bị giúp mình đầy đủ kiến thức, kỹ năng vừa được cấp bằng theo quy định của pháp luật. 

Kỹ năng lái xe an toàn
Kỹ năng lái xe an toàn

Lớp đào tạo kỹ năng lái xe sẽ dạy bạn những kỹ năng cơ bản chuẩn nhất 

Khi tham gia các lớp đào tạo lái xe các học viên sẽ được đào tạo khá bài bản mọi kỹ năng trong các trường hợp cụ thể. Ví dụ như: 

  • Cung cấp kỹ năng phán đoán và đánh giá đúng tình huống khi tham gia giao thông, đặc biệt là các trường hợp qua giao lộ hoặc tránh xe đi ngược chiều. 
  • Trong một số trường hợp nguy hiểm, “bất khả kháng” bạn sẽ đủ bình tĩnh để “lựa chọn tai nạn” sao cho giảm thiểu thương vong, va đập và hư hại phương tiện nhiều nhất. 
  • Bảo đảm sự tỉnh táo, phản xạ nhanh cho toàn bộ cơ thể khi các tình huống va quệt có thể xảy ra. 
  • Rẽ trái an toàn tại các ngã tư đông phương tiện: không vội vã quay vô lăng, liên tục quan sát, tránh các xe chạy ngược chiều, vị trí bánh xe nên để ở tư thế nào để chủ động trong mọi tình huống. 

Một số kỹ năng lái xe an toàn cơ bản nhất bạn nên thuộc lòng 

Lái xe vượt qua vùng nước ngập 

  • Trước khi cho xe xuống con đường bị ngập nước hãy dừng hẳn hoặc giảm tốc độ để nhận định độ nông sâu của vùng nước. 
  • Trường hợp nước sâu tốt nhất nên quay đầu xe chọn tuyến đường khác hoặc tạm ngừng di chuyển, nhất là trong trường hợp mưa lũ. 
  • Trường hợp vũng nước không quá sâu, không có mưa lũ hay lượng nước ổn định bạn quyết định chuyển hãy bật đèn báo nguy hiểm và đèn chiếu sáng. 
Lái xe vượt qua vùng nước ngập 
Lái xe vượt qua vùng nước ngập
  • Tắt điều hòa vì cánh quạt hút gió hoạt động có thể dẫn nước vào sâu trong khoang động cơ.  Tiếp đó, chuyển về số 1 (xe số sàn) hoặc số tay về mức thấp (xe số tự động) D1 hoặc L1 và cố gắng giữ vòng tua máy cao nhất ở mức có thể.
  • Đi xe ở tốc độ vừa phải, không quá nhanh để tránh nước tràn qua khe vào họng gió nhưng cũng không đi quá chậm hoặc ga không đều làm cho nước tràn vào ống xả làm xe bị chết máy. Tốt nhất hãy đi với tốc độ vừa phải, ổn định tốc độ. 
  • Trường hợp đi vào vùng ngập nước và xe bị chết máy, cách tốt nhất là gọi cứu hộ kéo xe về hãng hay gara để kiểm tra, tuyệt đối không được khởi động lại động cơ vì sẽ gây ra tình trạng thuỷ kích, thiệt hại sẽ rất lớn
  • Trong trường hợp  xe bị chết máy, bạn hãy quan sát xem mực nước có vượt qua mép sàn xe hay chưa, nếu lượng nước cao hơn thì không nên mở cửa, nước sẽ tràn vào bên trong, làm hư các hệ thống điện tử, nội thất bên trong xe.

Chỉnh gương chiếu hậu giảm thiểu tối đa điểm mù 

Nếu hình ảnh ở gương chiếu hậu ngoài phần lớn là hông xe của chính bạn thì có nghĩa bạn chỉnh chưa đúng. Nên ghi nhớ những vị trí đơn giản như ảnh.

Xoay bàn chân kiểu chữ V 

Vị trí để chân hợp lý là chân trái trên côn hoặc bệ đỡ trên xe số tự động. Đặt cố định gót chân phải, xoay kiểu chữ V di động giữa hai bàn đạp phanh, ga.

Xoay bàn chân kiểu chữ V 
Xoay bàn chân kiểu chữ V

Tuyệt đối không lái xe khi say rượu 

Luật giao thông hiện nay xử lý rất nghiêm các trường hợp sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, bạn nên chấp hành quy định này một cách tuyệt đối. Việc uống rượu bia và tham gia giao thông dễ làm bạn mất tỉnh táo, không đủ sự linh hoạt để xử lý tình huống khi có sự cố xảy ra. 

Giữ tốc độ và khoảng cách an toàn, hợp lý 

Đây là nguyên tắc được các trung tâm đào tạo lái xe rất coi trọng nhưng  không phải học viên nào cũng áp dụng tốt. Việc giữ cho phương tiện chạy ở đúng tốc độ và giữ xe ở khoảng cách tối thiểu là 5 mét sẽ làm bạn tránh được nhiều nguy hiểm hoặc tai nạn có thể xảy ra. 

Biết cách xử lý khi xe bị trượt bánh

Ô tô bị trượt bánh trước (Understeer) hay trượt bánh sau (Oversteer) khi vào cua đều là những trường hợp nguy hiểm. Nếu đang lái xe trên đường trơn, ướt, không nên tăng tốc quá nhanh. Việc duy trì tốc độ ổn định sẽ giúp tránh phần lớn nguy cơ trượt bánh.

Biết cách xử lý khi xe bị trượt bánh
Biết cách xử lý khi xe bị trượt bánh

 Lưu ý: nếu bị trượt bánh, đừng nhả chân ga hoặc chân phanh quá nhanh.

Nếu bị trượt bánh trước, giảm tốc bằng cách bỏ chân ga nhưng không đạp phanh dúi dụi. Ở những xe có ABS, tài xế có thể áp dụng phanh, nhưng chỉ là đạp nhẹ, chứ không đạp lút. Trả lái đôi chút về hướng thẳng hoặc gần thẳng, giúp chiều lăn và trượt của lốp gần trùng nhau, nhờ đó lấy lại độ bám đường của lốp nhanh hơn. Sau khi xe đã giảm tốc và nhận thấy độ bám đường phù hợp đã trở lại, tài xế đánh lái theo hướng vào cua để xe tiếp tục hành trình.

Khi bị trượt bánh sau, không phải cố chống lại, mà phải xoay theo sự cố. Việc cần làm là không được nhìn theo hướng xe đang xoay, mà phải nhìn theo hướng muốn tới. Khi đã xác định được hướng muốn tới, đánh lái ngược (countersteering) về phía hướng đó để chống lại hiện tượng xoay tròn của xe. hiện tượng này giống như việc các tay đua drift qua khúc cua. Để lấy lại độ bám cho bánh sau, có thể đạp mớm ga.

Nội dung bài viết là một số kỹ năng lái xe an toàn mà Wintech Film muốn chia sẻ tới các bạn. Chúc các bạn bình an trên mọi cung đường! 

Scroll to Top