Thông Số Thiết Kế Chiếu Sáng Nhà Xưởng Chuẩn Nhất Năm 2022

Một Chữ TÍN – Vạn Niềm Tin

Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng là công đoạn cực kỳ quan trọng trong khâu xây dựng bởi ngoài yếu tố thẩm mỹ, nhận lượng ánh sáng tự nhiên còn giúp các ông chủ tiết kiệm tối đa hóa đơn tiền điện hàng tháng. Vậy các thông số thiết kế chiếu sáng nhà xưởng như nào là chuẩn nhất? Hãy cùng Wintech Film cập nhật thông tin trong bài viết dưới đây ngay nhé! 

Cách tính toán chiếu sáng nhà xưởng – thiết kế chiếu sáng nhà xưởng

Cách tính toán chiếu sáng cho nhà xưởng theo từng điểm

 

Ưu điểm Nhược điểm
  • Đây là phương pháp được sử dụng nhiều khi tính toán các phân xưởng có yêu cầu khắt khe về điều kiện chiếu sáng.
  • Cách tính đơn giản, chỉ xét đến độ rọi tại 1 điểm cố định.
  • Cần phân biệt rõ độ rọi trên mặt phẳng ngang (Fng); độ rọi trên mặt phẳng đứng (Fđ) và độ rọi trên mặt phẳng nghiêng (Fngh) thì kết quả mới chính xác.

Cách tính

  • Công thức tính: E=F/S hoặc E= I/R^2

Trong đó:

  • F: Quang thông (Lumen)
  • S: Diện tích chiếu sáng (m2)
  • I: Cường độ chiếu sáng
  • R: Khoảng cách từ điểm sáng đến điểm xét.
Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng
Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng

Phương pháp tính toán thiết kế chiếu sáng sử dụng hệ số Ksd

Ưu điểm Nhược điểm
  • Đây là phương pháp phổ biến được nhiều người sử dụng bởi khi tính toán không cần để ý đến hệ số phản xạ của tường, trần.
  • Phương pháp này chỉ áp dụng đối với các nhà xưởng có diện tích trên 10m2
  • Phương pháp này chỉ sử dụng để tính toán ánh sáng chung.

Công thức tính:

  • F = ESkZ/nksd

Trong đó:

  • F: quang thông của mỗi đèn (lm)
  • E: độ rọi (lx)
  • S: diện tích cần chiếu sáng (m2)
  • k : hệ số dự trữ
  • n: số bóng đèn
  • ksd: hệ số sử dụng của đèn
  • Trước khi tính toán ta cần xác định các thông số như: khoảng cách giữa các đèn; chỉ số phòng; hệ số Ksd; hệ số Z lấy theo Z=0.8 ÷1.4.

Phương pháp tính toán gần đúng với đèn ống

Ưu điểm Nhược điểm
  • Phương pháp này có tính toán sẵn 1 phòng với 2 đèn ống công suất 30W; độ rọi Eđm=100lx; quang thông 1230lm.
  • Kết quả tính có thể có sai số, không chính xác 100%

Công thức tính:

  • n = P/1,25.p’

Trong đó:

  • n là số đèn cần sử dụng
  • P là công suất của đèn dùng trong thiết kế
  • p’ là công suất mỗi đèn ống
  • 1,25 là hệ số xét tới công suất tổn hao trên cuộn cản
Phương pháp tính toán gần đúng với đèn ống
Phương pháp tính toán gần đúng với đèn ống

Khi tính toán theo phương pháp này cần tuân theo các quy định:

  • Phòng gọi là rộng khi ≥4;
  • a- chiều rộng phòng, 
  • Hệ số phản xạ của trần có màu tối:                          
  ρtr = 0,7;
  • Hệ số phản xạ của trần màu trung tính:              
  ρtr = 0,5;
  • Hệ số phản xạ của tường có màu tối:                       
ρtr = 0,5;
  • Hệ số phản xạ của tường màu trung tính:                  
ρtr = 0,3;

Hệ số an toàn k:

  • Khi phôi quang trực xạ                                             k = 1,3
  • Khi phôi quang phản xạ                                           k = 1,5
  • Khi chủ yếu là dùng phối quang trực xạ                  k = 1,4

Phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác

Ưu điểm  Nhược điểm
  • Phù hợp với các phòng nhỏ hoặc số phòng dưới 0,5.
  • Khi sử dụng phương pháp này chúng ta cũng không cần phải quá chính xác.
  • Vì không cần phải quá chính xác nên khi sử dụng có thể có những sai sót.

Công thức tính:

  • P tổng = p.S

Trong đó:

  • P tổng: Tổng công suất chiếu sáng cho nhà xưởng
  • p: Công suất trên đơn vị mét vuông (W/m2)
  • S: Diện tích nhà xưởng cần chiếu sáng 
  • Khi tính toán theo phương pháp này chúng ta cần tính được công suất (P) và diện tích cần chiếu sáng (S). Khi đó, chúng ta sẽ tính được công suất tổng. 

⇒ Từ đó, tính toán được số bóng đèn sử dụng cho phù hợp.

Phương pháp tính gần chính xác khác

  • Phương pháp này cơ bản sẽ giống với phương pháp tính toán chiếu sáng nhà xưởng gần chính xác. 
  • Thiết kế lấy độ rọi E phù hợp với độ rọi trong bảng thì không cần hiệu chỉnh. 
  • Trong trường hợp cần hiệu chỉnh thì điều chỉnh theo công thức: W/m2.

Trên đây là 5 công thức thiết kế chiếu sáng nhà xưởng chuẩn nhất mà Wintech Film muốn chia sẻ tới các bạn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn lo ngại về yếu tố chiếu sáng, thẩm mỹ của nhà xưởng thì hoàn toàn có thể tham khảo thêm về các loại phim cách nhiệt nhà kính dưới đây để có thêm sự lựa chọn hoàn hảo hơn cho dự án của mình. 

Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng sử dụng phim cách nhiệt nhà kính 

Phim cách nhiệt nhà kính là một tấm Polyester mỏng, có keo dính sẵn, tích hợp công nghệ hiện đại như: phủ kim loại, công nghệ Nano,… Dùng để dán vào cửa kính nhằm loại bỏ tia UV, tia hồng ngoại, bảo vệ sức khỏe con người, kéo dài độ bền của máy móc, nội thất và đặc biệt là siêu tiết kiệm điện năng. 

Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng sử dụng phim cách nhiệt sẽ đảm bảo cho không gian nhà xưởng của bạn thêm đẹp mắt, hiện đại, vẫn nhận được lượng ánh sáng từ tự nhiên đủ để làm việc hiệu quả, lại thêm tính năng bảo vệ tính riêng tư tuyệt đối (chỉ người bên trong xưởng nhìn thấy mọi cảnh quan bên ngoài, người bên ngoài không nhìn thấy những gì diễn ra bên trong xưởng sản xuất). Thiết kế chiếu sáng nhà xưởng sử dụng phim cách nhiệt nhà kính đang là xu hướng của nền công nghiệp hiện đại. 

Quý khách có nhu cầu tìm hiểu thêm về các loại phim cách nhiệt nhà kính dùng để thiết kế chiếu sáng nhà xưởng với những thông số, chất lượng và giá cả cụ thể hãy liên hệ Wintech Film qua số Hotline: 0838 785 785.

Scroll to Top