Năng Lượng Tái Tạo Là Gì? Các Dạng Năng Lượng Tái Tạo Phổ Biến

Một Chữ TÍN – Vạn Niềm Tin

Những năm gần đây người ta ngày càng quan tâm đến nguồn năng lượng tái tạo vừa là để tiết kiệm chi phí vừa để bảo vệ môi trường. Vậy thực chất nguồn năng lượng tái tạo là gì? Các dạng năng lượng tái tạo? Ưu nhược điểm của chúng trong ứng dụng thực tế? Tất cả sẽ có trong nội dung bài viết dưới đây của WIntech Film! 

Khái niệm năng lượng tái tạo 

Năng lượng tái tạo hay còn được gọi với cái tên khác là nguồn năng lượng sạch, được tạo ra từ các nguồn của thiên nhiên hoặc các vòng tuần hoàn tự nhiên, hình thành liên tục, chẳng hạn như ánh sáng mặt trời, nước chảy, gió thổi,… 

Năng lượng tái tạo là gì?
Năng lượng tái tạo là gì?

Năng lượng tái tạo hứa hẹn sẽ là một trong những đề tài được nhiều người theo đuổi bởi đây là nguồn năng lượng rẻ – bền – bảo vệ môi trường tốt.

Phân loại các dạng năng lượng tái tạo 

Năng lượng tái tạo được chia thành rất nhiều loại, nhưng dựa trên đặc điểm, công năng người ta chia thành những dạng chính như sau: 

Năng lượng mặt trời 

Đây có thể nói là nguồn năng lượng được biết đến sớm nhất, dồi dào nhất. Từ khi hình thành loài người đến nay, chúng ta đã biết tận dụng nguồn ánh sáng, năng lượng từ mặt trời để sưởi ấm và trồng trọt. Hiện nay, chúng ta ứng dụng nguồn năng lượng này để tạo ra nước nóng sử dụng cho sinh hoạt gia đình hay tạo ra điện lưới để vận hành tất cả các hoạt động trong cuộc sống. 

Năng lượng mặt trời 
Năng lượng mặt trời

Tế bào quang điện (solar cell) được làm từ silicon hoặc các vật liệu khác có khả năng biến đổi ánh sáng mặt trời trực tiếp thành điện năng. Hệ thống năng lượng mặt trời ngày này được ứng dụng trực tiếp với các quy mô lớn nhỏ khác nhau ngay trên mái nhà của hộ gia đình, doanh nghiệp. Nguồn năng lượng này  đã tạo ra nguồn điện dồi dào mà không hề ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.

Ngoài ra còn có hệ thống phát điện bằng các tấm pin năng lượng mặt trời không sản sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và nhất là không tạo ra khí CO2 (gây hiệu ứng nhà kính). 

Năng lượng từ gió

Từ lâu đời chúng ta đã nghe thấy cụm từ “cối xay gió”, đây chính là một ứng dụng của nguồn năng lượng tái tạo từ gió để sản sinh ra nguồn điện năng, phục vụ con người. Nếu biết cách ứng dụng, năng lượng gió còn có thể sử dụng để làm hệ thống tưới tiêu nước cho đồng ruộng.

Tuy nhiên, điểm khó của nguồn năng lượng này là cần một không gian rất rộng mới có thể tạo ra nguồn điện đủ lớn để sử dụng. Năng lượng từ gió hiện cũng được nghiên cứu và ứng ụng khá nhiều ở các quốc gia phát triển.

Năng lượng từ nước

Đây là nguồn năng lượng tái tạo đang được sử dụng triệt để ở nước ta cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thủy điện tức là lợi dụng sức chảy của nước từ sông suối để thiết lập máy tuabin tạo ra điện năng. 

Năng lượng từ nước
Năng lượng từ nước

Tuy nhiên, không phải tất cả các thủy điện đều đủ tiêu chí là nguồn năng lượng tái tạo bởi những hồ thủy điện này làm chuyển hướng và giảm sức nước chảy tự nhiên, can thiệp nhiều đến hệ sinh thái ban đầu, thậm chí nhiều nơi còn chặt phá rừng để đào lấp xây thủy điện, đây không còn mang đúng ý nghĩa là “năng lượng tái tạo” nữa. 

Năng lượng sinh khối 

Đây là nguồn năng lượng có nguồn gốc từ động vật và thực vật, ví dụ như: cây cối khi bị đốt cháy sẽ tạo ra nguồn năng lượng bị giải phóng dưới dạng nhiệt. Gần đây các nhà khoa học cho rằng, nhiều dạng năng lượng sinh khối, đặc biệt khi chúng được tạo ra từ việc đốt rừng sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, tiêu cực đến hệ sinh thái và dần người ta đang loại bỏ nguồn năng lượng này ra khỏi các hoạt động sản xuất. 

Năng lượng địa nhiệt 

Năng lượng địa nhiệt là nguồn năng lượng được tách ra từ sâu bên trong của trái đất. Ở một số khu vực có độ dốc cao, người ta có thể khai thác và tạo ra dòng điện. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này cũng không được khuyến khích khai thác vì họ sẽ phải khoan rất sâu vào bên trong lòng đất, gây ra sự phá hủy về kết cấu tự nhiên của trái đất. 

Ưu nhược điểm của năng lượng tái tạo trong đời sống 

Ưu điểm 

  • Đây là những nguồn năng lượng sạch, đa phần thân thiện với môi trường. 
  • Có nhiều ứng dụng trong thực tế thực sự hữu ích, giúp đời sống của con người được tiện nghi hơn. 
  • Chi phí nhiên liệu cực kỳ thấp, chúng có thể tự tái tạo lại mà không cần con người can thiệp. 

Nhược điểm: 

  • Chi phí đầu tư máy móc để khai thác ban đầu thường rất cao. 
  • Hiệu quả có thể bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết. 
  • Cần một diện tích tự nhiên lớn mới sản xuất ra được một nguồn nhiên liệu để để sử dụng. 

Nội dung bài viết là chủ đề về năng lượng tái tạo là gì, các dạng năng lượng tái tạo và ưu nhược điểm của chúng. Hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ về khái niệm này. 

Scroll to Top