Tại Sao Nhà Ở, Văn Phòng Bị Nóng Và Cách Khắc Phục

Một Chữ TÍN – Vạn Niềm Tin

Tại sao nhà ở, văn phòng bị nóng? Oi bức, khó chịu, tác động xấu đến tinh thần và tình trạng sức khỏe của con người? Và cách giải quyết, khắc phục chúng như thế nào? Cùng Wintech Film tìm hiểu sâu hơn ở bài chia sẻ dưới đây nhé!

Tại sao nhà ở, văn phòng bị nóng

Tại Sao Nhà Ở, Văn Phòng Bị Nóng?

Có rất nhiều nguyên nhân có thể lý giải vấn đề “Tại sao nhà ở, văn phòng bị nóng?”. Cụ thể:

  • Có thể là do cấu trúc khi xây dựng nhà và văn phòng.
  • Những thiết bị xây dựng được sử dụng xây nhà. Có thể là những thiết bị dễ hấp thụ nhiệt từ ánh sáng mặt trời.
  • Ngoài ra, do bố trí quá nhiều vật dụng, thiết bị tỏa nhiệt như ti vi, tủ lạnh, lò vi sóng,… đặc biệt là bố trí không hợp lý đối với không gian nhỏ hẹp, hoặc không phù hợp. Cũng sẽ càng gây tích nhiệt.
  • Bên cạnh đó, lại kết hợp với việc cách nhiệt không tốt (chống nóng cho mái, kính, tường,…). Đây cũng là lý do khiến ngôi nhà, văn phòng của bạn trở nên oi bức và nóng hơn. Ngay cả khi bạn có mở cửa đón gió đi chăng nữa.

Tại sao nhà ở, văn phòng bị nóng

Chúng ta cùng lý giải chi tiết hơn lý do “Tại sao nhà ở, văn phòng bị nóng” nhé!

Hướng của ngôi nhà, văn phòng

Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nóng, oi bức, tăng nhiệt độ trong nhà ở, văn phòng.

  • Nếu ngôi nhà, văn phòng nằm đúng hướng mặt trời chiếu vào thì chắc chắn sẽ hấp thụ một lượng nhiệt khá lớn. Tạo nên một không gian vô cùng oi bức, và nóng. Thông thường, các bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thường không có khả năng cách nhiệt, hoặc cách nhiệt rất kém.

Vì thế từ xa xưa, ông bà tổ tiên chúng ta đã ngẫm thấy và chọn hướng Đông Nam là hướng chính để xây nhà. Như vậy hai mặt trước sau của công trình hạn chế được ánh nắng hướng đông tây chiếu vào.

Khả năng thông gió

  • Vật liệu xây nhà, văn phòng thường dùng đa phần đều là các loại vật liệu cơ bản: gạch, đá, cát, xi măng – đây là các hệ số dẫn nhiệt rất cao. Vì thế lượng nhiệt của mặt trời có thể dễ dàng truyền vào bên trong nhà ở, văn phòng.
  • Nếu ngôi nhà chúng ta không được thông gió tốt thì lượng nhiệt đó sẽ đọng mãi trong không gian, không thoát ra được. Lâu dần, dồn nén tạo lên nhiệt độ cao, bí bức.
  • Nhiều khi nâng nhiệt bên trong nhà, văn phòng xấp xỉ bằng nhiệt độ của bề mặt tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Vì vậy, khi xây dựng bất kì một công trình nào, chúng ta hãy chú trọng đến khả năng thông thoáng cho các không gian.

Lưu ý: Chống nóng và thông gió luôn là hai việc song hành, cần được chú trọng. Nếu như muốn nội khí nhà, văn phòng ôn hòa.

Môi trường bên ngoài

  • Nhà, văn phòng ở trong đô thị thường sẽ có xu hướng nóng hơn những ngôi nhà được xây dựng ở vùng quê. Bởi lẽ trong thành phố mật độ cây xanh ít, bề mặt bê tông hóa thì lại cao. Vì thế lượng nhiệt thường chỉ quanh quẩn trong lòng đô thị mà không có lối thoát. Tạo nên khung nhiệt độ oi bức cao, khó chịu.
  • Khi xây dựng nhất là đối với những ngôi nhà, văn phòng trong đô thị thì mọi người cần lưu ý về vấn đề chật hẹp, cây xanh. Nên để lại một khoảng xanh, khoảng trống thông thoáng và sử dụng gạch lát cỏ cho các khoảng sân.

Bức xạ nhiệt

  • Bức xạ nhiệt là hiện tượng năng lượng bức xạ của các tia nắng từ mặt trời chiếu xuống, xuyên qua các ô cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính. Chúng hấp thụ lại thành nhiệt lượng làm cho không gian nóng lên.
  • Hiện tượng bức xạ nhiệt này có thể dẫn đến việc nâng nhiệt độ cho toàn bộ không gian bên trong chứ không riêng chỗ được chiếu sáng.

Vậy, khắc phục vấn đề nắng nóng oi bức này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.

Cách Khắc Phục Tình Trạng Nhà Ở Văn Phòng Bị Nóng

  • Xây dựng tường và mái nhà cách nhiệt: Sử dụng những vật liệu cách nhiệt để xây dựng lên ngôi nhà, văn phòng.
  • Sơn chống nóng cửa kính, sử dụng các miếng phim cách nhiệt cho tường, các lớp kính.
  • Dán phim cách nhiệt là một trong những phương pháp đang được ưa chuộng nhất hiện nay. Vừa tiện ích, hiệu quả lại đảm bảo độ thẩm mỹ cao. Bạn có thể tham khảo thêm các loại miếng dán cách nhiệt tại Wintech Film.

Tại sao nhà ở, văn phòng bị nóng

  • Nên có ít nhất 2 cửa sổ cho phòng, không gian.
  • Luôn kéo rèm cửa bên trong nhà khi thời tiết nắng nóng kéo đến.
  • Tránh việc đóng kín cửa suốt ngày, hãy để mở để không gian thoáng khí, không khí và nhiệt lượng có thể lưu động
  • Tắt bớt các thiết bị điện không cần thiết, tránh nhiệt lượng tỏa ra quá nhiều, tích lại càng gây oi bức.
  • Bật quạt thông gió khi không quá trở nên quá oi bức.
  • Nên trồng thêm nhiều mảng xanh trong nhà, văn phòng.
  • Chọn vật liệu và màu sắc hợp lý cho nội thất, để góp phần tạo được sự thoáng đãng hơn cho không gian. Đặc biệt chọn các màu phản chiếu ánh nắng, để giảm bớt việc hấp thu năng lượng nhiệt, tạo nhiệt độ cao, lâu dài.

Hy vọng bài viết mang lại được lượng thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn sẽ có thêm những ý tưởng và dự định cho ngôi nhà, văn phòng của mình. Để có thể đảm bảo được không gian thoải mái, vui vẻ nhé!

Scroll to Top